Tính pháp lý của mô hình văn phòng ảo

Sai lầm trong việc không đọc kỹ hợp đồng thuê

Bạn có đang thắc mắc tại sao văn phòng ảo ngày càng phát triển trong thời đại hiện nay? Bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này? Bạn còn hoài nghi tính pháp lý của mô hình kinh doanh này? Vậy hãy tham khảo bài viết sau để giúp bạn rõ hơn về loại hình dịch vụ này nhé.

Văn phòng ảo là gì?

Văn phòng ảo (virtual office) hay còn được gọi với những cái tên như “văn phòng 0m2” hay dịch vụ cho thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh. Văn phòng ảo không chỉ cho phép người thuê có thể sử dụng địa chỉ để thành lập công ty, doanh nghiệp, thực hiện các giao dịch kinh tế, ký kết hợp đồng mà còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như lễ tân, văn thư, biển hiệu công ty, số điện thoại, phòng họp, phòng tiếp khách…

Mô hình văn phòng ảo rất phù hợp với các nhóm đối tượng sau:

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiết kiệm chi phí.

Các cá nhân đang chuẩn bị hoặc mới thành lập doanh nghiệp.

Các chuyên viên tư vấn và các nhóm dự án.

Các công ty lớn muốn có thêm chi nhánh có thể thuê để đặt địa chỉ kinh doanh.

Các công ty nước ngoài muốn thuê để làm văn phòng đại diện.

Địa điểm nhận thư từ và tiếp nhận cuộc gọi.

Sử dụng văn phòng ảo có lợi ích gì?

Tiết kiệm tối đa chi phí.

Đây chính là ưu điểm lớn nhất của văn phòng ảo. Chủ doanh nghiệp thay vì bỏ một số tiền lớn để thuê văn phòng truyền thống thì giờ đã có văn phòng ảo với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đang cực kì ưa chuộng loại mô hình này.

Văn phòng ảo thường có vị trí thuận lợi, dễ dàng xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trước khi thuê văn phòng, ngoài việc cân nhắc về chi phí thì địa chỉ của văn phòng cũng được quan tâm. Bởi vậy các công ty, doanh nghiệp thường chọn đặt văn phòng ảo tại các trung tâm của các thành phố lớn. Với vị trí là trung tâm thành phố, địa điểm kinh doanh của công ty sẽ mang lại sự tin cậy và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Văn phòng ảo có rất nhiều tiện ích.

Khi thuê văn phòng ảo, doanh nghiệp không cần phải mua sắm bất cứ thiết bị hay đồ dùng văn phòng phẩm nào cả, hơn nữa chủ doanh nghiệp còn không phải lo việc bảo trì trang thiết bị bởi vì đã có bên cung cấp dịch vụ lo liệu. Điều này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Tính pháp lý của mô hình văn phòng ảo

Căn cứ tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Theo quy định trên thì trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Ngoài ra Luật Doanh nghiệp 2020 cũng không có quy định một địa điểm thì được đặt tối đa bao nhiêu doanh nghiệp, bản thân cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không thể kiểm soát được việc doanh nghiệp có thực tế hoạt động tại trụ sở mà mình đã đăng ký hay không. Do vậy, pháp luật không cấm trường hợp một địa chỉ sử dụng là trụ sở chính cho nhiều doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định cụ thể trường hợp cấm doanh nghiệp thuê “văn phòng ảo” để làm trụ sở hoạt động, và cũng không có quy định pháp lý nào điều chỉnh cũng như cơ chế xử lý đối với vấn đề này. Như vậy, văn phòng ảo vẫn được chấp nhận khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, và pháp luật cũng không cấm trường hợp này.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 093 179 1122

Website: http://sabayoffice.com

Trụ Sở : 99 Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM

Chi Nhánh: 05 Đồng Nai, Phường 2, Quận Tân Bình , TP. HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *