Nhảy việc thông minh – Những tiêu chí bạn cần biết

“ Nhảy việc” một quyết định không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến tương lai và sự nghiệp phát triển của bản thân. Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định này, bạn cần phải xem xét rất nhiều tiêu chí. Sabay sẽ giúp bạn nhảy việc thông minh với những tiêu chí vô cùng quan trọng sau đây.

1) Biết đích đến của mình để nhảy việc thông minh

Bạn sẽ đi đâu nếu không biết nơi mình muốn đến. Hoài bão, mục tiêu của bản thân chính là thứ sẽ dẫn dắt bạn. Công việc hiện tại có đưa bạn đến mục tiêu mà mình mong muốn hay không? Bản thân bạn đang muốn điều gì? Đời người chỉ được sống một lần nên hãy cố gắng sống đúng với điều mà mình mong muốn. Tự bản thân phải làm rõ và trả lời được những câu hỏi trên thì bạn mới đưa ra được quyết định nhảy việc thông minh.

Nhưng cho dù là biết được mong muốn của bản thân cũng đừng vội đưa ra quyết định ngay. Bạn cần phải xem xét rất nhiều yếu tố khác sau đây để chắc chắn quyết định của mình là thực tiễn và chính xác.

2) Kỹ năng của bạn có được sử dụng đúng chỗ và phát huy hết?

Mỗi người có một thế mạnh và năng khiếu riêng. Điều đó sẽ phục vụ rất tốt cho công việc bạn chọn. Làm việc đúng sở trường bản thân sẽ giúp bạn thấy dễ dàng, nhanh chóng và hạnh phúc hơn. Vậy công việc bạn đang làm có đúng với kỹ năng và sở trường của mình không? Nếu không hãy đưa yếu tố này vào bảng quyết định nhảy việc.

3) Mức lương

Lương và chế độ tại nơi làm việc là điểm mà nhiều người suy xét để đưa ra quyết định có nên nhảy việc hay không. Mặc dù yếu tố này không phải là tất cả nhưng nó sẽ giúp bạn hài lòng và phấn đấu nếu được như mong muốn. Bạn sẽ thất vọng, trì trệ và chán nản nếu số tiền kiếm ra không tương xứng với công sức của mình. Điều đó sẽ chỉ kéo bạn xuống, kiềm hãm sự phát triển. Vậy nên nếu bản thân thấy chán ghét, thấy bất bình vì không có được mức lương như mong muốn. Hãy mạnh dạn đưa ra quan điểm và chứng minh bằng thực lực những việc đã làm được. Nếu cấp trên của bạn vẫn không có ý định thay đổi mức lương, bạn nên quyết định cân nhắc và nhảy việc.

4) Cấp trên

Sự đối đãi và mối quan hệ với cấp trên sẽ khiến cuộc đời bạn “nở hoa hoặc là bế tắc”. Rất nhiều người không phải vì chán ghét công việc, vì mức lương thấp mà chính là vì không hợp với cấp trên mà lựa chọn nghỉ việc. Bởi trong một công ty, sếp là người dễ dàng đưa ra quyết định và thay đổi định hướng. Vậy nên sẽ rất khó khăn nếu có sự bất hòa, xung đột quan điểm gay gắt hay không hợp tính cách giữa bạn và sếp. Để công việc được phát triển và tinh thần thoải mái. Hãy lựa chọn nhảy việc nếu bạn thấy bản thân không phù hợp với vị cấp trên này.

5) Không nhảy việc theo trào lưu

Bản thân bạn phải biết mình muốn gì và làm gì. Đừng chỉ nhìn món lời trước mắt, chạy theo cái lợi mà mọi người xung quanh vẽ nên chứ không xuất phát từ chính sự yêu thích của bản thân.

  • Bạn thấy mọi người nghỉ việc công ty để kinh doanh online có nhiều lợi nhuận. Bạn làm theo
  • Bạn thấy kinh doanh bất động sản lời vài chục tỷ quá hấp dẫn. Bạn làm theo.
  • ……….

Những điều này sẽ giết chết sự nghiệp của bạn nếu không suy nghĩ thấu đáo. Bản thân bạn có những kỹ năng thích hợp cho công việc đó không? Bạn có yêu thích công việc mà mình chuẩn bị nghỉ việc để làm không? Nếu có hãy làm ngay. Nếu không hãy dừng ý nghĩ nhảy việc này lại. Bạn phải luôn tỉnh táo và đưa ra quyết định thông minh nhất. Trào lưu thì sẽ có rất nhiều đối thủ và nhanh chóng thay đổi. Còn bạn cần phải suy nghĩ dài hơi cho tương lai của mình và gia đình.

Hi vọng rằng trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy cân nhắc 5 yếu tố trên và nhiều hơn nữa để nhảy việc thông minh và sáng suốt nhất. Hãy giữ quan điểm của mình, tham khảo thêm ý kiến người xung quanh và đưa ra quyết định. Sabay chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập thường gặp phải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *