3 bài học từ câu chuyện khởi nghiệp bạn nên đọc

cau chuyen khoi nghiep 1

Tôi là người thích kinh doanh và đã trải qua nhiều thất bại trong quá trình kinh doanh. Bởi tôi đã chứng kiến rất nhiều người qua những câu chuyện khởi nghiệp sau khi vấp ngã đã không thể gượng nổi dậy để đi tiếp. Do đó, hôm nay chúng tôi gửi đến độc giả, những ai đang có ước mơ, hòa bão lớn mạnh, muốn lên kế hoạch đầu tư kinh doanh 3 bài học quý giá này. Đó là những chia sẻ mà 1 độc giả gửi về cho chuyên mục tin tức của Sabay. Cùng tham khảo ngay:

Một lần thất bại sẽ mất đi rất nhiều nguồn lực

cau chuyen khoi nghiep

Đúng vậy, mỗi lần thất bại trong việc kinh doanh riêng, chúng ta sẽ mất đi rất nhiều nguồn lực:

1. Về thời gian:

Chúng ta cống hiến rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp của mình nhưng  lại không có kết quả. Và bạn biết rồi đó, thời gian là thứ cực kỳ quý giá bởi khi càng nhiều tuổi thì nhiệt huyết khởi nghiệp của cá nhân thường có xu hướng giảm dần.

2. Về tiền bạc (chi phí)

Chắc chắn một điều rằng không thất bại nào trong kinh doanh không gắn liền với mất mát về tài chính. Ít nhất là  bạn đã mất tiền đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp và để rồi đến lúc thất bại. Từ những câu chuyện khởi nghiệp không thành công, tôi thấy 1 điều rằng: bạn sẽ rất may mắn nếu tình trạng tài chính của bạn là con số 0.

Bởi trên thực tế, rất nhiều bạn bè của tôi sau khi thất bại đã phải bắt đầu với con số âm, tôi cũng không phải ngoại lệ. Và trong thời buổi kinh tế hiện nay thì đồng tiền kiếm được là vô cùng quý giá.

cau chuyen khoi nghiep 1

3.Về tâm lý:

Có thể nói, đây là mất mát vô hình nhưng lớn nhất. Bởi khi khởi nghiệp, chúng ta đầy khát khao, đam mê, hoài bão để rồi khi phải đối diện với thất bại, chúng ta sẽ phải đối diện với hàng loạt câu hỏi, đắn đo, chẳng hạn như:

 “Tôi thật kém cỏi”,

“Tôi thật vô dụng”

“Tôi đi sai đường”,…

Và đặc biệt là chưa kể là những ánh mắt của bạn bè, người thân luôn xoáy vào bạn. Những câu nói dè bỉu như: “Tao đã bảo rồi mà…” sẽ luôn khiến bạn cảm thấy dằn vặt.

Chính những rào cản về mặt tâm lý mới là điều kinh khủng nhất, đây là yếu tố tôi chứng kiến nhiều bạn bè của mình sau khi vấp ngã đã không thể nào một lần nữa phá rào để khởi nghiệp lại.

Trong khi đó có rất nhiều sách vở đề cao sự thất bại thì hãy cẩn thận, tốt hơn hết là tránh được thất bại mà vẫn gặt hái được thành công, đó mới là điều tốt nhất. Nếu bạn yêu thích thất bại thì tốt hơn cả là bạn nên có nhiều tiền, nhiều thời gian và có thần kinh thép.

Thực trạng câu chuyện khởi nghiệp của bản thân tôi:

Sở dĩ tôi nói vậy vì mỗi lần khởi nghiệp thất bại thì tôi thường phải mất từ 1 đến 2 năm mới có thể hồi phục lại được và tiếp tục khởi nghiệp trở lại. Sau này, khi nhìn lại thì tôi mới thấy rằng có nhiều thất bại của mình diễn ra một cách rất ngu xuẩn. Thực tế, những thất bại trong quá trình khởi nghiệp hoàn toàn có thể tránh được.

Trải nghiệm thất bại sau đó thành công là điều tốt, tuy nhiên tốt hơn cả là quan sát, học hỏi để tránh khỏi thất bại cần thiết. Nên nhớ: Chúng ta không nhất thiết phải sờ vào điện 220 volt để biết rằng điện giật có hại.

Những thất bại cũng vậy, có nhiều thất bại trong khi khởi nghiệp được lập đi lập lại và nếu quan sát một cách kỹ càng và học hỏi một cách chân thành, chúng ta sẽ tránh được thất bại và giúp chúng ta tiết kiệm được những nguồn lực khổng lồ về mặt thời gian cũng như về tiền bạc.

Bản thân tôi đã rất nhiều lần thất bại nhưng tôi xin kể 3 câu chuyện khởi nghiệp thất bại của mình, và sau những thất bại đó đã cho tôi những bài học gì. Mong các bạn tránh được những thất bại mà tôi đã từng vấp phải để bước đi startup của bạn vững vàng hơn.

Câu chuyện khởi nghiệp đầu tiên

cau chuyen khoi nghiep 3

Thành lập 1 công ty dịch thuật cùng với 1 số người bạn, mặc dù tất cả đã có công việc ổn định.  Chúng tôi hì hục thiết kế logo, làm web, in danh thiếp … với hi vọng về những viễn cảnh tươi sáng. Tuy nhiên, Trung tâm lay lắt được vài tháng thì dừng hoạt động.

Nguyên nhân: Bởi chẳng ai trong số chúng tôi quyết định nghỉ việc để về làm toàn thời gian cho công việc kinh doanh của mình cả. Vì công việc hiện tại của cả ba đều ổn định, thu nhập tốt và khi bắt tay vào thực hiện dự án dịch thuật thì không ai có đủ thời gian để chạy hai công việc cùng một lúc.

Bài học: Câu hỏi đầu tiên tôi luôn đặt ra là: “Ai sẽ quyết định làm toàn thời gian, sống chết cho dự án này”. Nếu như mọi người đều chỉ tham gia với tư cách bán thời gian thì tôi sẽ dừng việc hợp tác ngay lập tức, cho dù là đội hình đó có kinh nghiệm đến mấy, có bằng cấp cao đến mấy. Bởi lẽ khi khởi nghiệp, công việc tư duy rất nhiều nhưng công việc chân tay còn nhiều hơn gấp bội. Do đó, bạn cần phải có người xắn tay vào làm việc cật lực, toàn tâm, toàn ý, may ra thành công mới mỉm cười với bạn.

Câu chuyện khởi nghiệp thứ hai

Một người bạn rủ tôi đầu tư làm “ERP – phần mềm quản trị doanh nghiệp” bởi phần mềm này ở nước ngoài có giá cực kỳ cao và lối đi này đang hot.Tuy nhiên, giấc mơ làm giàu bùng cháy để rồi tắt ngấm sau… chưa đầy 1 năm.

Nguyên nhân: Người bạn tôi vật lộn mãi với nó nhưng không thể nào làm ra được sản phẩm demo. Trong khi đó, chi phí nuôi nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng và tiền thuê văn phòng, …hàng tháng rất lớn.

Cuối cùng thì khi sản phẩm ra đời, chúng tôi đi chào hàng thì chẳng doanh nghiệp nào mua. Bởi lẽ, thú thực mà nói thì không ai dám trao toàn bộ hệ thống dữ liệu doanh nghiệp cho hai thằng nhóc với một công ty hoàn toàn không có thương hiệu trên thị trường.

cau chuyen khoi nghiep 4

Bài học: Sau này, khi tham gia tư vấn hoặc tham gia trực tiếp vào một số doanh nghiệp khởi nghiệp thì các câu hỏi tôi luôn đặt ra là:

– “Bao nhiêu lâu thì sản phẩm ra đời?”;

–  “Ngân sách nuôi công ty đến lúc sản phẩm ra đời là bao nhiêu?”;

–  “Bao nhiêu tiền sẽ được chi ra để làm thương hiệu với mục đích để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm?”.

Nếu như 3 câu hỏi trên chưa được trả lời thấu đáo thì tôi sẽ chờ đợi đến thời điểm chín muồi hơn để bắt đầu.

Câu chuyện khởi nghiệp thứ ba

Ra trường là làm trong lĩnh vực du lịch, tôi thấy kinh doanh nhà hàng quá tiềm năng. Tôi cùng hai người anh cùng nghề nữa quyết định gọi vốn mở nhà hàng du lịch. Sau đó chúng tôi kêu gọi vốn từ anh em, bạn bè với danh sách cổ đông đến chục người. Sau hơn 1 năm nhà hàng hoạt động, tôi cùng với một cổ đông sáng lập khác đã rút vốn khỏi dự án.

Nguyên nhân: Nguyên nhân không hẳn tới từ việc kinh doanh, bởi thực tế công việc kinh doanh khá suôn sẻ và nhà hàng đã có độ phủ rộng tới toàn bộ các công ty du lịch tại Hà Nội với lượng khách khá ổn định. Nhưng, sự tan rã đến từ nội bộ cổ đông.

cau chuyen khoi nghiep 5

Bài học: Nhiều người không phải là điều tệ hại xảy ra. Điều tệ hại là khi bạn có nhiều người tham gia góp vốn, bạn cần phải có luật chơi thật sòng phẳng và rõ ràng ngay từ lúc ban đầu. Nếu không, sự va chạm của những cái tôi lớn và tư duy “tôi là cổ đông, tôi là chủ” sẽ khiến cho doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian giải quyết những vấn đề nội bộ rồi không thể nào vươn mình lên một tầm vóc lớn được.

Trên đây là những chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của một doanh nhân bạn đọc có thể tham khảo. Sabay hy vọng với những chia sẻ thực tế trải nghiệm này sẽ giúp những ai có ý định khởi nghiệp có thêm thông tin hữu ích để có bước đi vững vàng hơn.

Xem thêm: Tạo dựng ý tưởng khởi nghiệp tốt để startup thành công nhất

Nếu bạn cần hỗ trợ về mô hình văn phòng cho thuê, văn phòng ảo, hãy để chuyên viên tại Sabay hỗ trợ nhanh nhất. Sabay-người bạn đồng hành cùng bạn khi khởi nghiệp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *