Lưu ý sau khi lập văn phòng đại diện

Khi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Cũng như tìm hiểu kỹ về việc doanh nghiệp cần có những hồ sơ gì? Và sau đây là những lưu ý sau khi lập văn phòng đại diện của công ty được Sabay đúc kết lại để khách hàng dễ dàng tham khảo

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Những lưu ý sau khi lập văn phòng đại diện:

Các thủ tục liên quan đến thuế

Bạn cần làm các hồ sơ khai báo lên cơ quan thuế để hoàn tất thủ tục pháp lý với nhà nước. Bao gồm lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp. Đăng ký khai báo thuế theo kỳ mặc dù có phát sinh hay không. Đăng ký các chế độ kế toán áp dụng của doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực thuộc quản lý.

Điều chú ý hơn là văn phòng đại diện không phải là nơi trực tiếp hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nó không cần phát sinh các khoản như thông báo phát hành và sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế trực thuộc quản lý. Nó chỉ có nghĩa vụ phải đóng đối với sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc là nộp thay.

Treo biển hiệu đăng ký

Khi bắt đầu mở văn phòng đại diện bạn cần phải treo biển hiệu của công ty. Trong đó gồm địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế và số điện thoại , số fax (nếu có).

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm một số thay đổi như sau:

Thay đổi tên công ty: tên công ty cần phải được kiểm tra xem có đúng quy định của nhà nước chưa. Tên có phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty hay không. Tên có bị trùng với những công ty khác không.

Sau khi đã làm xong thủ tục đổi tên công ty bạn cần thay đổi cả con dấu. Xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh. Sau đó gửi lên cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Tăng giảm vốn điều lệ

Điều quan trọng nhất của việc tăng giảm vốn điều lệ là việc bạn phải thay đổi cấp bậc của thuế môn bài trong doanh nghiệp.

Để thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì bạn phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký lại với cơ quan đăng ký. Nhằm điều chỉnh lại các nội dung cần phải thay đổi.

Thay đổi văn phòng đại diện

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp không tránh khỏi việc thay đổi văn phòng đại diện của công ty. Nên nếu có phát sinh việc đổi văn phòng đại diện thì cần hoàn tất các thủ tục pháp lý thay đổi với cơ quan đăng ký.

Thông báo tình hình hoạt động

Vào cuối tháng 3 hàng năm, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp báo cáo cho chi cục thống kê. Để cơ quan thống kê nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền tạm ngưng hoạt động kinh doanh của mình.Chỉ cần gửi thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngưng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cho cơ quan thuế trực thuộc quản lý.

Mở thông báo thông tin tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần mở thông báo thông tin tài khoản ngân hàng lên phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư.

Người đứng đầu của văn phòng đại diện

Về người đứng đầu phải là người có đầy đủ năng lực cũng như trí tuệ để duy trì hoạt động. Là người phải có năng lực pháp lý và đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật.

Hi vọng những lưu ý sau khi lập văn phòng đại diện được nêu rõ ở phía trên sẽ giúp bạn nắm vững thêm kiến thức khi thành lập văn phòng đại diện.

>> Xem thêm: 8 Điều bạn cần phải biết trước khi thành lập công ty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *